MƯU SỰ VÀ THÀNH CÔNG

509

Năm 1954, P. Drucker ra sách Thực hành Quản trị, một trong các chủ đề sách này là “quản lý theo mục tiêu”. Năm 1968, E. Locke có bài xác định việc “đặt mục tiêu thích hợp” sẽ giúp thành công. Từ E.Locke, tới năm 1981, G.T. Doran chia sẻ “cách viết mục tiêu với thuật ngữ S.M.A.R.T” – các từ viết tắt để mô tả đặc điểm ở mỗi mục tiêu. Thực tế, kỹ năng mưu sự (謀事) và kết quả (事成: thành sự) tới đâu luôn là điều quan tâm của nhà quản trị.

***

          Mục tiêu được trình bày dưới dạng văn bản (nói, viết), mỗi chữ cái trong “SMART” đưa ra những yêu cầu cho văn bản mục tiêu.

1. (S: specific) – “rõ ràng, cụ thể”:

Mục tiêu không trừu tượng, khái quát mà phải cụ thể (具體: tồn tại thực tế) cho những lĩnh vực công việc, không nêu mục tiêu chung chung kiểu “làm vinh hiển God” (không nói rõ vinh hiển ngài ở lĩnh vực nào, hoạt động nào). Với cấp dưới, mục tiêu từ nhà quản trị (NQT) đưa ra là mệnh lệnh; với Chúa, mục tiêu là một trong những lời cầu nguyện. Ngài hỏi: “Các con muốn Ta làm điều gì cho các con?” (Ma-thi-ơ 20:32). Lời cầu nguyện mơ hồ, không mục tiêu thường biểu thị 1 trong 3 điều: NQT chưa quan tâm đến mục tiêu sẽ đạt hay không, NQT không thật sự biết họ đang muốn Đức Chúa Trời sẽ giúp gì cho họ, NQT không tin Ngài sẽ làm điều đó cho mình. Viết ra các mục tiêu phải rõ như viết ngân phiếu rút tiền từ ngân hàng thiên quốc – rõ số lượng những gì ta muốn, ai thụ hưởng, lúc nào cần và xác nhận. Cầu cho ý Chúa được nên.

Khi cố làm vui lòng Chúa bằng những việc cụ thể thì Ngài vui lòng ban cho những điều ao ước. “Hãy lấy Đức Chúa Trời làm niềm vui của bạn, Ngài sẽ cho bạn được phỉ chí toại lòng” (Thi Thiên 37:4). Ngài rất vui lòng ban cho NQT những điều họ bạn cần và ngay cả cái mà họ muốn, bao lâu những điều đó đem lại sự tốt cho họ. Trước hết, hãy nghĩ đến những điều sẽ làm vui lòng Chúa và làm Ngài sung sướng nhất, sau đó hãy đưa ý nghĩ đó trở thành lời cầu nguyện. Khi ý bạn và ý Ngài được hòa hợp, lúc đó bạn có thể “muốn gì, cứ xin, bạn sẽ được như ý” (Giăng 15:7).

2. (M: measurable) – “đo được”:

Mục tiêu không là kết quả một lần trọn gói mà thể hiện ở từng kết quả tương lai mong muốn – từ những con số mong muốn đó dễ lập kế hoạch, lập các chuẩn kiểm tra. Không viết ra mục tiêu theo kiểu “tăng chi phí văn phòng từ quý III” (vì không định lượng, định mức cho việc tăng chi phí). Nói “đo được” không chỉ trong khi đưa ra các mục tiêu mà còn ở “số lần” hết lòng cầu nguyện dâng mục tiêu – “Đức Giê-hô-va ở gần mọi người kêu cầu ngài, kề bên hết thảy người kêu cầu ngài với lòng chân thành” – Thi thiên 145: 18. Mỗi lần các NQT cùng hiệp nguyện cầu xin, lặp lại (nhắc lại) mục tiêu, là mỗi lần sơ kết về những việc mỗi người đã làm cho các mục tiêu chung, riêng.

3. (A: achievable) – “những việc có thể đạt được”:

Với George T. Doran, mục tiêu không là ý kiến viễn vông, diễn đạt tùy tiện mà những việc đo được, những điều (sức người) có thể đạt được để đưa tổ chức phát triển. Mặt khác, nhà quản trị (NQT) không chỉ viết ra mục tiêu ở mức “có thể đạt/khả thi” mà còn chia sẻ các mục tiêu dưới dạng kể về “giấc mơ đẹp”. Những ước mơ từ NQT qua những chữ, câu, đoạn trong văn bản mục tiêu sẽ gợi ý cho cấp dưới, từ đó cụ thể hóa thành từng cụm mục tiêu cụ thể – cho hiện tại, tương lai (văn bản tầm nhìn/vision, cụ thể hóa văn bản sứ mệnh/mission). Nói cách khác, NQT không giới hạn mục tiêu khi cho rằng sức người không thể – bởi còn ý God muốn làm – “nếu các ngươi tin, mọi sự đều có thể” (Mác 9:23) và “Vả, God, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Ê-phê-sô 3:20);

4. (R: relevant) – “nhất quán”:

Chữ “R” trong SMART được hiểu nhiều ý: có liên quan, dựa trên kết quả, nguồn lực, cộng hưởng, thực tế và hợp lý với nghĩa chủ yếu là “giữ cho việc thực hiện mục tiêu này không ngăn cản việc thực hiện mục tiêu khác”. Thật khó tiết kiệm và lộng lẫy, ngon miệng và tăng cân. Châm Ngôn 28: 20 Người trung tín sẽ được nhiều phước lành, nhưng kẻ vội làm giàu hẳn không khỏi bị phạt. 22 Người có mắt gian tham vội chạy theo của cải, chẳng biết rằng sự thiếu thốn sẽ ập đến bên mình. 23 Ai quở trách một người, về sau sẽ được biết ơn hơn là kẻ dùng lưỡi xu nịnh.

Bằng cách hiểu “R” là “có liên quan”, các NQT nêu chú ý rằng “mục tiêu lần này phải phù hợp với định hướng chiến lược” – nếu không, việc đạt mục tiêu có thể không đưa tổ chức đi theo hướng mong muốn. Đạt mục tiêu cho con chiếc mô tô phân khối lớn có thể không giữ được con học tốt như khi xài chiếc xe máy cũ.

5. (T: time) – “chỉ rõ thời gian thực hiện”:

Mọi việc đều có thời điểm” – Truyền đạo 3:1. Mỗi người sẽ gặt thứ họ đã gieo. Mỗi người có thời gian hạn định trên đất và được khích lệ để dùng thời gian đó cho tốt.

Việc “viết rõ thời gian” trên văn bản mục tiêu bao gồm “thời lượng (bao lâu), thời điểm (lúc nào), thời hạn (khoảng thời gian từ thời điểm này đến thời điểm khác), thời hiệu (hết thời hạn thì phát sinh hậu quả pháp lý với phía vi phạm)” thật không dễ.

Cùng lúc, có người (hoặc nhóm người) làm được nhiều việc, đạt nhiều chỉ tiêu, vượt định mức,…nhưng cũng có người chưa làm được gì. nhưng không vì thế để NQT chỉ nguyện cầu với duy Thiên Chúa mà không tác động đến các thành viên khác trong tổ chức đang quản trị. Hơn nữa, ngoài các thành viên khác còn có những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị thời gian bản thân NQT, các nhóm tham gia, các thành viên chủ chốt (như: thái độ, sự ưu tiên, kỹ năng lên kế hoạch, mục tiêu [hiểu đúng, đủ], sự gián đoạn, sự trì hoãn, thủ tục giấy tờ, các cuộc họp, tính hiệu quả khi làm việc theo nhóm công tác). “…Hãy tận dụng thì giờ, vì thời buổi nầy thật đen tối” Ê-phê-sô 5:16. Vua Sa-lô-môn viết: “Phàm sự gì (cũng) có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định”. (Truyền 3:1-4). Tất nhiên không thể viết ra mọi sự trên văn bản mục tiêu, nhất là mục tiêu của cấp trên sẽ là mệnh lệnh đối với các cấp dưới thể hiện qua tiến trình quản trị của họ. NQT cấp trên sẽ đến với NQT cấp dưới để hướng dẫn, kiểm tra – nhất là kiểm tra tiến độ công việc đã giao, xem tốc độ ra sao, thời hạn đến đâu.

Sách Châm ngôn 16: 9 ghi: “Con người hoạch định đường lối mình, nhưng Chúa dìu dắt từng bước đi.” cho thấy con người tuy được ban cho khả năng lập kế hoạch nhưng không thể hoàn thành theo ý mình, chỉ God mới có thể hoàn thành các hoạch định ấy thôi (谋事在人成事在: mưu sự tại nhân thành sự tại thiên: man proposes, God disposes) bởi “Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên” (1Cr 3,6). Khoa học quản trị càng phát triển, kinh nghiệm lập hoạch định, mục tiêu càng sâu rộng thì sự cầu xin God soi dẫn mỗi bước cành nhắc nhỡ chúng ta.

Sau khi đọc và suy gẫm về BÀN THÊM QUA CÂU CHUYỆN QUẢN TRỊ SỐ 5. Xin quí vị phản hồi và tương tác qua hai phần như sau:

***

Phần 1:

Chúng ta có nhiều mục tiêu khi học online một bài kinh thánh, quý vị hãy chọn một bài kinh thánh online sắp học và viết ra 3 mục tiêu khi dự học bài này.

  1. Viết 3 câu mục tiêu – với yêu cầu “rõ ràng, cụ thể” (S: specific);
  2. Viết 3 câu mục tiêu – yêu cầu “đo được” (M: measurable);
  3. Viết 3 câu mục tiêu – yêu cầu “khả thi – có thể đạt được” (A: achievable);
  4. Viết 3 câu mục tiêu – với yêu cầu “thống nhất các mục tiêu với nhau và nhất quán với mục tiêu chung của hội thánh” (R: relevant);
  5. Viết câu 3 mục tiêu cần “ghi rõ thời gian thực hiện (T: time).

Tổng là 15 câu.

Hoặc viết 3 câu (mục tiêu) và mỗi câu đều có đủ 5 yêu cầu (S.M.A.R.T)

Phần 2:

  1. Chọn một kế hoạch do 1 người phụ trách (có thời gian thực hiện từ 1 tuần tới 5 tuần) và viết sơ đồ GANT cho kế hoạch này.
  2. Chọn một việc nhóm (mỗi người đã lập 1 kế hoạch riêng và các kế hoạch riêng cũng đã thông qua nhóm), viết sơ đồ PERT cho kế hoạch này.
  3. Theo quý vị, trong nhóm trên đây, cần có mấy lần cầu nguyện với God, vì sao.
  4. Mời kể tên 3 nhà nghiên cứu về quản lý đã chia sẻ kinh nghiệm lập mục tiêu và cho biết thời gian mỗi người đã chia sẻ công trình của mình.
  5. Mời quý vị cho biết ý nghĩa của thành ngữ: “Mưu sự tại nhân – thành sự tại thiên” và những sự dạy dỗ ở đây.

Sau khi quí vị làm xong hai phần này thì xin gửi qua email: cauchuyenquantri@gmail.com

Bài trướcKHI CHÚA ĐÁP LỜI-10/9/21
Bài tiếp theoHọc Kinh Thánh Trường Chúa Nhật trực tuyến (CN-12-9-21)