Kinh Thánh: Châm-ngôn 20:7-8
Câu gốc: “Người công bình ăn ở cách thanh liêm; Những con cháu người lấy làm có phước thay!”(Châm-ngôn 20:7)
Câu hỏi suy ngẫm: Phước hạnh thuộc linh đến từ đâu? Làm thế nào chúng ta có thể để phước cho con cháu? Điều gì quan trọng nhất bạn muốn lưu truyền cho con cháu mình?
Phước hạnh hay gia sản thuộc linh không thể bán, mua hay bị lấy mất. Phước hạnh thuộc linh từ Đức Chúa Trời ban cho người công chính và con cháu họ. Người công chính trong câu 7 là người kính sợ Chúa, sống theo tiêu chuẩn và điều răn của Ngài. Người công chính sẽ qua đời trong thanh thản vì biết rằng di sản tinh thần và vật chất của gia đình đã được lưu truyền một cách an toàn cho các thế hệ kế tiếp của mình. Rõ ràng đời sống của thế hệ trước có ảnh hưởng đến thế hệ sau. Thế hệ của những người gian ác cũng vậy, tuy nhiên Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt con cháu của họ đến ba hoặc bốn thế hệ. Trong khi đó lòng nhân từ, phước hạnh của Chúa thì vô hạn đối với người kính sợ Ngài (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5-6; Châm-ngôn 14:26).
Thực tế cuộc sống cho thấy thật thà thường thua thiệt. Thanh liêm thường đi đôi với nghèo. Nhưng Lời Chúa phán: “Thà người nghèo khổ ăn ở cách thanh liêm, còn hơn là kẻ giàu có theo đường tà vạy” (Châm-ngôn 28:6). Tuy có thể nghèo vật chất, nhưng người sống thanh liêm không những có phước trong đời của họ mà những phước hạnh còn để lại cho con cháu đời sau. Ngược lại, câu 8 cho biết: “Vua ngồi trên ngôi xét đoán, Lấy mặt mình đánh tan các điều ác”. Nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể tích lũy tiền của, tài sản cho con cái họ qua việc tham ô, dối trá, lừa lọc… nhưng rồi tiền công của tội lỗi họ nhận được là sự đoán phạt của bậc cầm quyền, vua quan, và đáng sợ hơn hết là sự chết đời đời của linh hồn (Rô-ma 6:23).
Cha mẹ nghèo khó nhưng sống đạo đức quý hơn là cha mẹ có tiền của mà sống gian ác. Ông cha chúng ta cũng kinh nghiệm điều này nên đã lưu truyền câu ca dao khi gả con: “Kiếm nơi cha thảo mẹ hiền; Gửi thân khuya sớm bạc tiền không tham”. Tiền của không phải xấu, hơn nữa giàu có cũng là phước hạnh Chúa ban. Nhưng vì tiền của, địa vị mà sống thiếu thanh liêm là mang tội với Chúa và với người. Cha mẹ để lại cho con di sản danh dự, đạo đức quý hơn để lại của cải, nhưng di sản quý trọng nhất là hướng dẫn con cháu kính sợ Chúa để nhận được sự sống đời đời.
Xin Chúa giúp cho các bậc phụ huynh luôn biết tự xét lòng mình để sống đời công chính, ăn ở chân thật, thanh liêm với Chúa, với con cháu, dùng đời sống mình làm gương sáng cho con. Đó là phước hạnh quý nhất cha mẹ để lại cho con mình. Các con cũng phải biết kính sợ Chúa, sống thật lòng với cha mẹ và sống thanh liêm với đời.
Bạn cần thay đổi suy nghĩ, hành động thế nào để truyền phước lại cho con cháu?
Kính lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì đam mê tiền bạc, địa vị mà con sống thiếu thanh liêm với người, phạm tội với Chúa. Xin giúp con sống công chính theo Lời Chúa dạy, làm gương tốt và để lại phước hạnh cho con cháu.
Kinh Thánh: Châm-ngôn 20:7-8
Câu gốc: “Người công bình ăn ở cách thanh liêm; Những con cháu người lấy làm có phước thay!”(Châm-ngôn 20:7)
Câu hỏi suy ngẫm: Phước hạnh thuộc linh đến từ đâu? Làm thế nào chúng ta có thể để phước cho con cháu? Điều gì quan trọng nhất bạn muốn lưu truyền cho con cháu mình?
Phước hạnh hay gia sản thuộc linh không thể bán, mua hay bị lấy mất. Phước hạnh thuộc linh từ Đức Chúa Trời ban cho người công chính và con cháu họ. Người công chính trong câu 7 là người kính sợ Chúa, sống theo tiêu chuẩn và điều răn của Ngài. Người công chính sẽ qua đời trong thanh thản vì biết rằng di sản tinh thần và vật chất của gia đình đã được lưu truyền một cách an toàn cho các thế hệ kế tiếp của mình. Rõ ràng đời sống của thế hệ trước có ảnh hưởng đến thế hệ sau. Thế hệ của những người gian ác cũng vậy, tuy nhiên Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt con cháu của họ đến ba hoặc bốn thế hệ. Trong khi đó lòng nhân từ, phước hạnh của Chúa thì vô hạn đối với người kính sợ Ngài (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5-6; Châm-ngôn 14:26).
Thực tế cuộc sống cho thấy thật thà thường thua thiệt. Thanh liêm thường đi đôi với nghèo. Nhưng Lời Chúa phán: “Thà người nghèo khổ ăn ở cách thanh liêm, còn hơn là kẻ giàu có theo đường tà vạy” (Châm-ngôn 28:6). Tuy có thể nghèo vật chất, nhưng người sống thanh liêm không những có phước trong đời của họ mà những phước hạnh còn để lại cho con cháu đời sau. Ngược lại, câu 8 cho biết: “Vua ngồi trên ngôi xét đoán, Lấy mặt mình đánh tan các điều ác”. Nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể tích lũy tiền của, tài sản cho con cái họ qua việc tham ô, dối trá, lừa lọc… nhưng rồi tiền công của tội lỗi họ nhận được là sự đoán phạt của bậc cầm quyền, vua quan, và đáng sợ hơn hết là sự chết đời đời của linh hồn (Rô-ma 6:23).
Cha mẹ nghèo khó nhưng sống đạo đức quý hơn là cha mẹ có tiền của mà sống gian ác. Ông cha chúng ta cũng kinh nghiệm điều này nên đã lưu truyền câu ca dao khi gả con: “Kiếm nơi cha thảo mẹ hiền; Gửi thân khuya sớm bạc tiền không tham”. Tiền của không phải xấu, hơn nữa giàu có cũng là phước hạnh Chúa ban. Nhưng vì tiền của, địa vị mà sống thiếu thanh liêm là mang tội với Chúa và với người. Cha mẹ để lại cho con di sản danh dự, đạo đức quý hơn để lại của cải, nhưng di sản quý trọng nhất là hướng dẫn con cháu kính sợ Chúa để nhận được sự sống đời đời.
Xin Chúa giúp cho các bậc phụ huynh luôn biết tự xét lòng mình để sống đời công chính, ăn ở chân thật, thanh liêm với Chúa, với con cháu, dùng đời sống mình làm gương sáng cho con. Đó là phước hạnh quý nhất cha mẹ để lại cho con mình. Các con cũng phải biết kính sợ Chúa, sống thật lòng với cha mẹ và sống thanh liêm với đời.
Bạn cần thay đổi suy nghĩ, hành động thế nào để truyền phước lại cho con cháu?
Kính lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì đam mê tiền bạc, địa vị mà con sống thiếu thanh liêm với người, phạm tội với Chúa. Xin giúp con sống công chính theo Lời Chúa dạy, làm gương tốt và để lại phước hạnh cho con cháu.
Nguồn: httlvn.org