Tiến trình quản trị theo thời gian (hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, tổng kết) là 4 bước quy luật tất yếu, không do ai tự nghĩ ra, chi phối mọi hệ thống có sự quản trị (QT) của loài người; mỗi bước đều có mệnh lệnh QT với thể thức phù hợp. Mệnh lệnh QT và tiến trình QT là hai điểm chú ý trong câu chuyện lần này.
********************************************************************
Mary Parker Follett (1868 – 1933), tín đồ Tin Lành, là phụ nữ đầu tiên thuyết trình về QT tiên tiến tại Viện Kinh tế London, về sau, tổng thống Mỹ (Theodore Roosevelt) mời cô cố vấn về QT các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, tự nguyện, đã định nghĩa: “Quản trị là nghệ thuật đạt mục đích thông qua người khác”.
Xưa chưa hiểu tiếng nói của nhau, chưa có chữ viết thì phát lệnh bằng ngôn ngữ cơ thể, dấu hiệu, ký hiệu. Nay, có lệnh QT (điều hành, chỉ huy,…) trực tiếp (hai bên chạm được nhau, dễ hỏi đáp), gián tiếp (thư, điện thoại, email, video, người khác truyền lại). Dù lệnh (lời, chữ, hình vẽ, ký hiệu [mật thư, mật lệnh], ảnh, phim) đều thể hiện ý chí (muốn, không muốn) của phía ra lệnh (nhà QT) qua các mẫu:
- (Ta, tôi, …) muốn – lệnh “muốn” thường dùng khi “cụ thể hóa” sứ mệnh, tầm nhìn, mục đích, các mục tiêu.
- Ta không muốn…
- Phải là; Nên,…
- “Hãy sinh sản và gia tăng cho khắp đất. Hãy chinh phục đất. Hãy quản trị các loài cá dưới biển, loài chim trên trời, và loài thú trên mặt đất.” (Sáng thế ký 1: 26; 28).
- Lệnh bằng mô tả chuẩn mực: đưa ra kiểu hành vi cho cộng đồng tự giác thực hiện – trái thánh linh (Ga-la-ti 5:22, 23).
- Lệnh qua lời răn dạy. Điều răn mới (Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy – Giăng 13: 34).
- Lệnh phủ định (không được, chớ, đừng,…).“Ðừng thề chi. Ðừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa” – Mt5:34. “Ðừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người”. 5:35
Lệnh QT có thể qua hình ảnh:
- Ngôn ngữ cơ thể qua biểu hiện đồng ý (gật đầu, cười,…), không đồng ý (lắc đầu, trừng mắt, …). Anh kia thăm nhà bạn, chú ý biểu hiện từ ngôn ngữ cơ thể của người trong nhà, nhớ những lệnh (thích/không thích) để đáp ứng cho vừa ý. Vua xưa (thiên tử: con trời) coi thiên tai là do thiên phụ bực mình vì vua đã làm sai thiên ý. Triều Nguyễn có cơ quan Khâm thiên giám, có Đài quan tượng, có quan Chánh giám để thu thập “lệnh trời” từ thông tin thời tiết, dịch lệ, thiên tai cho việc điều chỉnh hành vi của vua, của triều đại.
Tuy vậy, dù mệnh lệnh theo cách hoặc kiểu nào thì lệnh cũng phải dùng vào việc gì, vì sao, cho ai, ở đâu, lúc nào, ra sao (what, why, who, when, where, how).
Những người không ưa nhận trách nhiệm, thường bảo:
Làm chi cũng chẳng làm chi Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao Làm sao cũng chẳng làm sao Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Lệnh thường do trên ban nhưng có lệnh từ tiếng khóc con trẻ, từ nỗi đau bệnh nhân, từ an nguy nạn nhân. Khi chịu lệnh, dù chưa vào việc, để hoạch định, cũng cần:
Nghe qua phải hỏi đuôi đầu
Việc chi, ai đó, ở đâu, thế nào,…
Sản phẩm của bước “hoạch định” không là ý “trong đầu” mà ở “văn bản” (nay còn phải in ra, gửi email) để chuẩn bị cho bước “tổ chức – thực hiện”.
Từ khi nhận lệnh, con người không thể bấm nút, hà hơi là đạt mục đích mà cần thời gian tiến hành nhiều hoạt động suốt 3 “tăng/temp” ([trước khi/quá khứ/chuẩn bị] → [trong khi/hiện tại/thực hiện] → [sau khi/tương lai/kiểm tra]) từng việc cụ thể.
Ở “tăng 2” [thực hiện], nếu tự QT (như khi ta tự gãi ngứa/scratch myself) thì chính ta là sếp, là nhà QT của tiến trình tự gãi, tự ra mục tiêu, tự điều chỉnh, tự đánh giá (gãi phê cỡ nào). Nhưng khi QT việc ngoài cơ thể, qua người khác (cá nhân, nhóm, các tổ chức) thì việc “thực hiện và điều chỉnh” sẽ không đơn giản như thế.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có chủ tịch, có các đội trưởng, họ là lãnh đạo (leader) có quyền ra lệnh cho cầu thủ; nhưng để điều chỉnh đấu pháp, hướng dẫn động tác cầu thủ thi đấu trên sân phải tìm người chỉ đạo (instructor) là ông Tin Lành Park Hang Seo. Các vị lãnh đạo có thể ở đâu cũng ra lệnh được nhưng để điều chỉnh cầu thủ khi thi đấu phải có huấn luyện viên để hướng dẫn ở mức “động tác, kỹ năng” từng hiệp, trận, dự án, chiến lược cụ thể. Hiếm người đủ hai ân tứ: lãnh đạo, chỉ đạo.
Cùng thể ấy, một trong các chức năng nhân tính của Chúa Cứu thế Giê-xu là chỉ đạo loài người thực thi thiên mệnh QT mà Đức Chúa Trời đã giao từ sáng thế. Đó là lý do tiến trình tự QT từ 3 bước (ứng với 3 giai đoạn thời gian) trở thành 4 bước khi “QT thông qua người khác”
Tóm lại, nhận lệnh bậc 1 (sứ mệnh, tầm nhìn, mục đích, mục tiêu, mong muốn,…) của leader để hoạch định, văn bản kế hoạch trở thành lệnh bậc 2 cho bước tổ chức, tiếp tục cụ thể hóa thành lệnh bậc 3 để chỉ đạo từng người cách phù hợp (cho công việc, dự án, sự nghiệp) và kết quả việc làm sẽ là chứng cứ, là lệnh đặc biệt cho ngày tổng kết, phán xét, ngày “…những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm” (Khải huyền 20:12.). Đã tin nhận, đã được cứu nhưng “Hãy tiếp tục nỗ lực để được cứu rỗi với lòng kính sợ và run rẩy” (Phi-líp 2:12) bởi phán xét (tổng kết: kiểm tra, so sánh, đánh giá,…) theo lệnh thưởng. “Nầy ta đến mau chóng và đem phần thưởng theo ta để trả cho mọi người tuỳ công việc họ làm” (Khải huyền 22:12).
Câu chuyện tiếp theo (số 3) sẽ mở đầu bằng “trị”, “lý” để bàn về 28 nan đề quản trị. Hết lòng mong gặp lại.
Sau khi đọc và suy gẫm về CÂU CHUYỆN QUẢN TRỊ 2 – MỆNH LỆNH VÀ TIẾN TRÌNH, mời quý độc giả tham gia trả lời các câu hỏi sau:
- Chia sẻ sự biết của mình về từ “tất yếu ?”, nin nêu một vài ví dụ về sự tất yếu trong Tân Ước ?
2. Các bản kinh thánh tiếng Anh dùng những từ nào để dịch “mệnh lệnh” ?
3. Mary Parker Follett (1868 – 1933 định nghĩa: “Quản trị là nghệ thuật đạt mục đích thông qua người khác”. Cho biết tại sao bà dùng từ “nghệ thuật” ở đây ?
4. Đưa ra 10 câu giả định khác nhau về mệnh lệnh.
5. Phân biệt việc lãnh đạo và chỉ đạo. Cho ví dụ minh họa.
6. Liên hệ định nghĩa quản trị trên đây với việc chỉ đạo (gợi ý: những việc “chỉ đạo” mà nhà quản trị không tự làm được hoặc không nhất thiết phải làm).
7. Nêu chu kỳ quản trị (hàng tuần) ở hội thánh nhà.
- Khải huyền 1:8 và 1: 17 cho biết điều gì về chu kỳ quản trị của Đức Chúa Trời đối với loài người.
- Từ bài sau:
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát,
Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng.
Anh thương em từ thuở mẹ bồng,
Bây giờ khôn lớn, em lấy chồng bỏ anh.
(1) Theo quý vị, câu trách “Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng” đã hợp lý chưa?Vì sao?
(2) Muốn nghĩa tình trên đây được trọn thì người nam nên làm gì từ đầu ?
(3) Thử đưa ra tiến trình quản trị, hoặc chu kỳ quản trị (hoạch định – tổ chức – chỉ đạo – tổng kết) mối tình này.
Sau khi hoàn thành câu hỏi xin gửi về địa chỉ Email: cauchuyenquantri@gmail.com
Tác giả: Nhà giáo Hoàng Ngọc Hùng