NGÔI NHÀ LÚC NÀO CŨNG MỞ CỬA

406

“Hạnh phúc của cuộc đời ở đâu? Hoá ra rất đơn giản. Buổi sáng thức dậy, tươi cười chào đón ngày mới, nghiêm túc làm tốt công việc của mình; buổi tối, nhìn lại một ngày trôi qua với một tấm lòng biết đủ và biết ơn.”

Bác sĩ Jeffrey là chuyên gia tai mũi họng nổi tiếng nhiều năm, luôn dốc lòng vào việc nghiên cứu cách cấy ghép ốc tai để phục hồi thính giác cho những người khiếm thính. Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, bác sĩ Jeffrey cuối cùng đã nâng tỉ lệ phục hồi thính giác bằng cách cấy ghép ốc tai từ 50% lên 70%. Với sự hỗ trợ đó, rất nhiều người khiếm thính đã có thể nghe thấy âm thanh. Ông được giới truyền thông gọi là “người tạo ra kì tích” và ông lấy làm tự hào về điều đó.

Một năm nọ, có sáu thiếu niên từ vùng núi Tây Ban Nha tới thành phố Muenchen nơi bác sĩ Jeffrey sinh sống; những đứa trẻ mồ côi khiếm thính nầy được các tổ chức từ thiện giúp đỡ, tới đây cấy ghép ốc tai. Có một sơ trẻ tên là Lucy phụ trách chăm sóc chúng. Sơ Lucy là một người nhỏ bé gầy gò nhưng tính tình dịu dàng vui vẻ.

Sáu đứa trẻ được cấy ghép ốc tai và ba trong số đó phục hồi thính lực nhanh chóng; hai đứa khác cũng dần khởi sắc, chỉ duy có bé Dan thì không có chuyển biến tốt. Bác sĩ Jeffrey đã tìm mọi cách nhưng lực bất tòng tâm.

Ông nói cùng sơ Lucy rằng “Tôi vô cùng xin lỗi, e rằng Dan thuộc vào 30% những người khiếm thính không bao giờ có thể hồi phục thính giác được.”

Sơ lucy rất buồn vì sáu đứa trẻ đến đây với hi vọng giống nhau, giờ đây có một đứa ra về trong thất vọng.

Dường như bé Dan ý thức được tình trạng bản thân nên cậu u sầu buồn bã, thường xuyên lẩn tránh năm người bạn của mình.

Trước khi tuyên bố kết quả điều trị, sơ Lucy nói với bác sĩ Jeffrey rằng:

  • “Có thể nói cho thằng bé theo một cách khác không? Có lẽ nói ra sự thật trong tình huống thích hợp thì thằng bé dễ dàng chấp nhận hơn.”
  • “Đúng thế, người trưởng thành còn không thể chịu đựng nổi sự thật tàn nhẫn nầy, huống chi là một đứa trẻ.” Vị bác sĩ già buồn bà đáp.

Một buổi sáng đẹp trời, bác sĩ Jeffrey và sơ Lucy dẫn sáu đứa trẻ tới hồ Chiemsee nằm trên núi Alps;Tại đây núi non bao quanh, nước hồ trong xanh tĩnh lặng, vào hè những bông hoa súng xinh đẹp nở rộ.

Bác sĩ nhìn thấy sơ Lucy đang ra kí hiệu tay để nói với đám trẻ rằng “Hôm nay chúng ta sẽ đi nghe tiếng hoa súng nở.”

Sơ dùng từ “nghe” rất rõ ràng, chứ không phải là “xem”. Thật kì lạ, chẳng lẽ sơ quên Dan đáng thương không nghe được sao?

Sơ Lucy chọn một khóm hoa súng gần bờ, lá xanh tròn trải trên mặt nước, trên đó vẫn còn những giọt sương trong vắt. Sáu đứa trẻ xếp hàng một và ngồi xuống; sơ Lucy bảo chúng đặt tay nhẹ nhàng lên nụ hoa, sau đó sơ làm mấy động tác tay với đám trẻ-chỉ vào trái tim, chỉ vào tai, nhắm mắt lại. Sáu đứa trẻ ngoan ngoãn làm theo, chúng im lặng nhắm mắt lại, ve vuốt những bông súng.

Chỉ một lát sau, mặt trời lên. Bác sĩ Jeffrey ngạc nhiên phát hiện trong sự yên tĩnh dường như tuyệt đối, khi mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp vào những bông hoa súng, ông thậm chí nghe thấy tiếng cánh hoa bung nở, đó là một tiếng động rất khẽ. Nếu không chú tâm “lắng nghe” thì có là người bình thường cũng sẽ bỏ qua tiếng hoa súng nở.

Đám trẻ vô cùng sung sướng khi cảm nhận được rõ ràng khoảnh khắc hoa súng nở. Chúng phấn khích dùng ngôn ngữ tay trò chuyện với nhau, ngay cả Dan cũng hoà vào niềm vui đó.

Sơ Lucy đứng nhìn và mỉm cười , sơ dùng động tác tay nói chuyện với tụi nhỏ “Trên thế giới nầy có rất nhiều âm thanh đẹp đẽ, chỉ cần chúng ta có một trái tim không bao giờ  thôi yêu cuộc đời thì nhất định có thể nghe thấy.” Nói xong sơ đặc biệt nhìn Dan với cái nhìn trìu mến. Dan đáp lại sơ Lucy bằng những động tác tay đầy xúc động, sau đó đồng loạt cả đám tụi nhỏ lao tới ôm sơ và ôm lấy nhau. Đau khổ rồi sẽ qua đi, quan trọng hơn là Dan đã nhận ra được ý nghĩa cuộc sống.

Ba mươi phần trăm những người khiếm thính không may mắn đã học được cách dụng tâm lắng nghe thế giới nầy, khiến họ giữ được lòng tin không bao giờ nguội lạnh đối với cuộc sống trong những năm tháng vô thanh.

Kinh nghiệm, hoàn cảnh và di truyền tạo nên diện mạo của riêng mỗi người; cho dù là tốt hay   xấu, mỗi chúng ta đều phải cày bừa trên mảnh vườn của chính mình; cho dù là tốt hay xấu, chúng ta đều phải gãy lên tiếng đàn của cuộc đời mình.

Có một cậu bé hay đến nhà chúng tôi chơi, cậu gọi nhà của chúng tôi là “ngôi nhà lúc nào cũng mở cửa”. Cậu bé nói đúng, vì lẽ làm xong cái nhà thì hết tiền nên sân, cửa cổng và sau bếp đều chưa có cửa; nhưng cũng có cái hay của nó trong hoàn cảnh đó, lúc đầu chỉ có một hai đứa trẻ đến, vài ngày sau thì năm sáu đứa. Trong không gian rộng lớn bao la của vùng cao, trước nhà lúc nào cũng có chim hót, bướm bay hàng đàn, hoa dại mọc quanh nhà và cả vườn rau tự nhiên để chúng tôi hái nữa.

Tôi chú ý một cách đặc biệt đến cậu bé rất vui vẻ đó trong bữa ăn mà tôi chuẩn bị cho đám trẻ. Cậu bé với đôi chân không bằng nhau, một bên chân bị dẹo và cậu phải đi bằng mũi chân mình.

Chắc rằng những bước đi đầu tiên của cậu rất khó nhọc nhưng với ý chí kiên cường và lòng quyết tâm kiên định, cậu bé đã có thể đi đứng và cả chạy nữa với chiếc chân khuyết ấy. Và cậu chẳng lấy gì làm bận tâm đến đứa trẻ khác chọc ghẹo hay ánh mắt cảm thương của tôi.

Tôi học được nhiều điều từ nơi đám trẻ mà tôi tiếp xúc, mỗi hành động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày đều mang theo một hạnh phúc nào đó.

Theo cách nói của một nhà tâm lý học thì một người cảm thấy hạnh phúc có nghĩa là người đó đang sống trong một trạng thái “chìm đắm say mê”.

Dưới đây là 9 bước để cảm nhận hạnh phúc:

  1. Nhìn cuộc sống bằng tâm trạng tích cực. Coi nụ cười của trẻ nhỏ là châu báu, cảm nhận được sự thoả mãn từ việc giúp đỡ mọi người xung quanh, cùng vui cười với niềm vui của người khác.
  2. Kiểm soát thời gian của mình. Xác định mục tiêu, thực hiện nó mỗi ngày.
  3. Tăng cường những cảm xúc tích cực, lạc quan. Cảm xúc tiêu cực khiến con người ta chán nản, còn cảm xúc tích cực khiến con người ta phấn khởi.
  4. Bao dung với mọi người xung quanh. Học cách đối xử tốt với người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
  5. Đối diện với cảm giác hạnh phúc. Thường xuyên tươi cười có thể khơi gợi cảm giác hạnh phúc trong não bộ.
  6. Đừng để bản thân quá rảnh rỗi. Cần tạo ra công việc để có thể vận dụng kỹ năng của mình.
  7. Thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời là liều thuốc tốt để đối phó với áp lực và lo lắng.
  8. Nghỉ ngơi đầy đủ. Người hạnh phúc có tinh thần và sức lực dồi dào, họ luôn dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để ngủ và thư giãn.
  9. Người tin vào Thượng Đế hạnh phúc hơn. Nghiên cứu về tín ngưỡng và hạnh phúc đã chứng minh rằng người tin vào Thượng Đế có cảm giác hạnh phúc hơn người không tin.

Có thể điều bạn đọc qua không có gì mới mẻ, vì trong lòng đa số mọi người đều có suy nghĩ hạnh phúc là thứ phải khổ cực vất vả tranh giành và theo đuổi mới có được.

Kì thực, khi chúng ta học được cách tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong mỗi góc cạnh của cuộc sống, ta sẽ phát hiện hoá ra hạnh phúc thật giản đơn.

Daklak 16/07/2022

HẢI YẾN

Bài trướcTINH THẦN HIẾU KHÁCH -20/8/22
Bài tiếp theoCHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA (21/8/22)